Hosting là một thuật ngữ thường thấy khi nhắc đến website. Chúng ta thường nghe thấy dịch vụ hosting, thuê web hosting,… Vậy hosting là gì? Hosting hoạt động như thế nào? Có vai trò ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về host trong bài viết hôm nay nhé!
Hosting là gì?
Hosting được hiểu là một máy chủ web server, có thể truy cập được 2 chiều nhận – gửi kết nối. Nó chứa những dữ liệu liên quan đến website bao gồm: mã nguồn, dữ liệu tải lên (ảnh, media,…) và cơ sở dữ liệu.
Khi bạn đăng ký dịch vụ hosting, tức là bạn đang thuê một chỗ để đặt máy chủ chứa tất cả các dữ liệu cần thiết để website bạn hoạt động được. Và nhà cung cấp hosting sẽ chịu trách nhiệm giữ cho máy chủ server của bạn luôn hoạt động, chống bị tấn công bởi các mã độc hại và chuyển đổi dữ liệu nội dung từ server xuống trình duyệt người dùng.
Có thể hình dung một cách đơn giản, nếu coi website là ngôi nhà, host chính là một mảnh đất, nơi mà bạn có thể xây dựng, kiến tạo nên ngôi nhà. Cùng với tên miền (domain) là địa chỉ giúp người dùng dễ dàng nhớ và tìm kiếm bạn hơn.
Cơ chế hoạt động của hosting là gì?
Hosting sẽ được các nhà cung cấp dịch vụ chuẩn bị và chia sẻ tài nguyên trên hệ thống máy chủ vật lý này ra thành các gói không gian lưu trữ nhỏ hơn – thành các host sẽ cung cấp cho người sử dụng. Tùy vào từng nhu cầu sử dụng, nhà cung cấp sẽ có các gói với lưu lượng, giá cước và thông số phù hợp.
Người dùng sau khi thuê host, tiến hành upload các dữ liệu, file tải lên host cùng cấu hình. Bạn tiến hành truy cập vào host từ các thiết bị kết nối internet. Thông qua việc gửi request đến địa chỉ IP hosting hoặc tên miền, host sẽ trả về cho bạn tập tin kết quả truy cập theo yêu cầu.
Ngoài ra, host cũng được người dùng nâng cấp, mở rộng nhằm đáp ứng mục đích sử dụng lớn hơn. Khi đó, bạn cần nhờ tới sự hỗ trợ từ nhà cung cấp hosting.
Tổng hợp những loại hosting phổ biến hiện nay
Với vai trò là nơi lưu trữ dữ liệu, host được chia thành rất nhiều loại khác nhau. Trong đó, bài viết này là tổng hợp 5 loại hosting phổ biến thường thấy nhất là:
Dedicated Server – máy chủ riêng/máy chủ vật lý
Dedicated Server là máy chủ riêng thường được sử dụng cho website lớn, có lượt truy cập nhiều (lên tới hàng trăm nghìn lượt mỗi ngày). Dedicated Server có thể được chia nhỏ thành nhiều máy chủ ảo VPS, mỗi máy chủ ảo đó sẽ là cá thể độc lập với hệ điều hành riêng, control panel hosting riêng. Hiểu đơn giản, host như một ngôi nhà nhiều tầng. bạn thuê cả nhà thì là Dedicated Server. Và mỗi căn nhà Dedicated Server có thể chia thành nhiều phòng để cho thuê – máy chủ ảo.
Vì là máy chủ riêng nên Dedicated Server thường có tốc độ mạng cao hơn, chi phí cũng cao hơn so với các loại hosting khác. Giá thuê thường dao động từ 2 – vài chục triệu đồng/tháng.
Virtual Private Server (VPS) – máy chủ ảo riêng
Như đã phân tích bên trên thì ta có thể hiểu, VPS chính là một hosting ảo được sinh ra bởi máy chủ vật lý Dedicated Server thông qua công nghệ ảo hóa.
Cũng vì thế, chi phí và các thông số của Cloud VPS cũng nhỏ hơn so với giá Dedicated Server Hosting. Giá thuê VPS hosting cũng rẻ hơn, chỉ từ vài trăm nghìn đến vài triệu/tháng.
Shared web hosting
Là một phần mềm quản lý file hay còn gọi là công cụ quản lý web hosting (tiêu biểu như cPanel, DirectAdmin,…) được cấu tạo bởi máy chủ vật lý hoặc máy chủ ảo. Hosting sẽ được cài đặt sẵn các ứng dụng nền tảng cần thiết để tạo và duy trì hoạt động cho website.
Mỗi này hosting cũng hỗ trợ truy cập vài chục ngàn người, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của nhiều website. Mức giá thuê Hosting cũng rẻ hơn so với 2 loại trên. Bởi vậy mà hosting cũng đang là loại được sử dụng phổ biến nhất.
Cloud hosting
Là dịch vụ cloud hosting được vận hành trên nền tảng điện toán đám mây. Nó cho phép bạn đặt website lên vùng đám mây, thông qua công nghệ ảo hóa từ VPS mà gộp được tài nguyên từ nhiều server vật lý lại.
Cloud hosting cung cấp tài nguyên gần như vô hạn, mọi site người dùng đều không bị ảnh hưởng khi server hỏng hay lỗi. Đây cũng được coi là giải pháp tân tiến hơn so với máy chủ ảo VPS hosting. Tuy nhiên, loại hosting này khó kiểm soát, giá đa dạng, không có quyền root và đòi hỏi người dùng có kiến thức, kỹ năng quản trị máy chủ ảo tốt.
WordPress Hosting
Là một dạng shared hosting được thiết kế dành riêng cho thiết kế website bằng WordPress với cấu hình riêng, site gắn plugin được cài đặt sẵn.
Với dịch vụ WordPress hosting, người dùng chỉ việc đăng ký dịch vụ, tiến hành xây dựng hệ thống web trên nền tảng WordPress là có thể sử dụng rồi. Hosting này tương đối đơn giản, dễ sử dụng, người mới cũng có thể tiếp cận.
Tại sao cần mua hoặc thuê hosting là gì?
Như đã nói, nếu website là căn nhà, hosting chính là đất đai và domain sẽ là địa chỉ. Hosting có một vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu không có hosting, website của bạn chỉ hoạt động trên máy tính, mình bạn nhìn thấy thông tin và các dữ liệu mà thôi.
Nhưng khi mua hoặc thuê host, các thông tin của website sẽ được chia sẻ rộng rãi tới nhiều người dùng trên mạng internet. Người dùng có thể tìm, truy cập vào địa chỉ website của bạn để tìm thấy các thông tin mà họ cần. Từ đó, các sản phẩm, thương hiệu của bạn cũng đến gần với khách hàng hơn.
Mẹo chọn hosting cho WordPress
Hiện nay, phổ biến nhất vẫn phải kể đến shared hosting, máy chủ ảo VPS và máy chủ vật lý Dedicated Server. Tùy thuộc vào từng mục đích, nhu cầu sử dụng mà bạn sẽ có nhiều lựa chọn hosting khác nhau cho website của mình.
Khi tìm kiếm hosting, bạn cần xem xét các thông số cơ bản của hosting để tìm được hosting phù hợp. Bạn sẽ cần lưu ý tới các thông số sau:
– Ổ cứng HDD/SSD: HDD là ổ cứng kiểu cũ, còn SSD là ổ cứng kiểu mới, được khuyên dùng hơn nhưng giá cũng cao hơn.
– Dung lượng lưu trữ: dung lượng mà website của bạn được phép sử dụng. Một website thông thường sẽ có dung lượng từ 1 – 5 GB là đáp ứng được nhu cầu dùng. Với website WordPress, bạn nên sử dụng gói dung lượng trên 500MB.
– Băng thông (bandwidth): Là lưu lượng up hoặc tải xuống của website. Thông thường bạn cũng không cần chú trọng lắm vào băng thông vì ít có website nào đạt tới giới hạn băng thông có sẵn.
– Uptime: Thông số chỉ thời gian hosting hoạt động liên tục.
Với riêng WordPress, bạn cần tìm được hosting thỏa mãn một số điều kiện cơ bản sau:
– Hệ điều hành Linux
– Có PHP 5.3 trở lên.
– Có cài MySQL từ 5.0 trở lên
Đây là những yêu cầu cơ bản về host để website WordPress có thể chạy mượt, không lỗi lầm gì. Ngoài ra đừng quên tới các thông số bên trên. Tốt nhất, bạn nên tìm tới các nhà cung cấp hosting uy tín để họ hỗ trợ tư vấn giúp bạn có host phù hợp nhất với web và mục đích sử dụng.
Top nhà cung cấp hosting chất lượng nhất hiện nay
Có rất nhiều nhà cung cấp host trong và ngoài nước mà bạn có thể thuê/mua sử dụng.
– Tại Việt Nam, bạn có thể thuê host từ các nhà cung cấp nổi tiếng như: Mona Media, Monahost, Mắt Bão, Bigweb, vHost, iNet, AZDIGI,…
– Thuê host Mỹ, bạn có thể tham khảo StableHost hoặc A2Hosting,…
Hosting có rất nhiều, nhưng phải tìm được địa chỉ uy tín, loại hosting phù hợp với website của bạn. Hi vọng những chia sẻ về kiến thức hosting là gì bên trên sẽ giúp bạn hiểu hơn hosting là gì và biết cách chọn loại host phù hợp với mục đích sử dụng của mình.